Lễ hội ở Nghệ An – Điểm danh 10 lễ hội độc đáo nhất xứ Nghệ
Lễ hội ở Nghệ An được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau. Mỗi lễ hội đều có những đặc sắc riêng giúp cho du khách có nhiều trải nghiệm hấp dẫn khi có dịp ghé thăm mảnh đất miền Trung này.
Lễ hội Nghệ An rất đa dạng, du khách nên đến và trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của xứ Nghệ (Ảnh: Sưu tầm)
Những lễ hội ở Nghệ An không chỉ là hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân bản địa mà còn là một trong những hoạt động thú vị níu chân nhiều người khi du lịch Nghệ An. Dưới đây sẽ là 10 lễ hội ấn tượng nhất mà bạn có thể tham khảo cho hành trình tiếp theo của mình!
1. Lễ hội Nghệ An thu hút khách: Lễ hội đền Cờn
- Thời gian: Từ 15 tháng Chạp đến hết tháng Giêng âm lịch
- Địa điểm: xã Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội lớn ở Nghệ An (Ảnh: Báo Nghệ An)
Lễ hội đền Cờn Nghệ An là một trong những hoạt động nhằm tưởng nhớ đức Thánh Mẫu và tứ vị Thánh Nương – những người đã phù hộ, bảo vệ cho người dân vượt qua hiểm nguy, làm ăn thịnh vượng. Theo truyền thuyết, chính những vị thần này cũng đã nhiều lần giúp đỡ quân nhà Lê, nhà Trần vượt biển thành công. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ tổ chức nhiều nghi lễ, tín ngưỡng văn hóa, kèm theo đó là nhiều hoạt động trò chơi dân gian như: đua thuyền, kéo co, chọi gà, đánh cờ người…
2. Lễ hội đền Cuông Nghệ An
- Thời gian: Từ ngày 12 – 16 tháng 2 âm lịch
- Địa điểm: xã Diễn An, thuộc huyện Diễn Châu, Nghệ An
Đền Cuông là một trong những ngôi đền linh thiêng – nơi tổ chức nhiều lễ hội ở Nghệ An (Ảnh: Sưu tầm)
Một trong những lễ hội ở Nghệ An thu hút đông đảo khách du lịch và người dân địa phương tham gia đó chính là lễ hội đền Cuông. Đây là dịp để người dân cầu tài lộc, đồng thời bày tỏ sự thành kính, ghi nhớ đến huyền thoại An Dương Vương đưa công chúa Mỵ Châu chạy trốn khỏi kẻ thù.
Hoạt động của lễ hội này bao gồm phần lễ, rước kiệu và phần hội. Phần hội được kéo dài từ ngày 14 đến ngày 16 âm lịch, bao gồm nhiều hoạt động giải trí, văn hóa thể thao. Nếu có dịp ghé thăm xứ Nghệ vào dịp đầu năm, đừng bỏ lỡ tham gia lễ hội ở đền Cuông Nghệ An.
3. Lệ hội Hang Bua
- Thời gian: Từ ngày 17 đến ngày 19 tháng Giêng âm lịch hằng năm
- Địa điểm: bản Na Nhàng, xã Châu Tiến, thuộc địa phận huyện Quỳ Hợp, Nghệ An
Lễ hội Hang Bua thu hút nhiều du khách tham gia (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội Hang Bua là một trong các lễ hội truyền thống ở Nghệ An gắn liền với nhiều nét văn hóa tâm linh, đời sống sinh hoạt của người dân đồng bào Thái cổ. Phần lễ thương được tổ chức khá đơn giản, chỉ bao gồm diễn văn khai mạc và lễ cúng thần linh. Điểm đặc sắc của lễ hội này đó chính là phần hội được tổ chức rất sinh động, bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật dân gian và hiện đại.
Du khách đến đây sẽ vô cùng thích thú với âm thanh của tiếng cồng chiêng cũng như sự rộn ràng, đông vui từ những điệu múa, tiếng sáo,… Đây cũng là một trong những lễ hội ở Nghệ An thu hút khách du lịch vào dịp đầu xuân năm mới.
4. Lễ hội đền Quả Sơn
- Thời gian: Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng Giêng âm lịch hằng năm
- Địa điểm: xã Bồi Sơn, thuộc địa phận huyện Đô Lương, Nghệ An
Lễ hội đền Quả Sơn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Ảnh: Báo Nghệ An)
Nếu bạn đang tìm hiểu về một trong các lễ hội ở Nghệ An lớn nhất thì có thể tham khảo thông tin về lễ hội đền Quả Sơn. Đây là lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công đức của vị danh tướng Uy Minh Vương Lý Nhật Quang – người đã có nhiều công lao trong việc củng cố nền độc lập, bảo quốc an dân ở thế kỷ XI.
Tương tự như nhiều lễ hội khác ở Nghệ An, lễ hội Quả Sơn sẽ được tổ chức với phần lễ và phần hội. Đặc sắc nhất trong khuôn khổ lễ hội này là hoạt động đua thuyền dọc sông Lam và nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm nét truyền thống của người dân xứ Nghệ.
5. Nghệ An có lễ hội gì? Lễ hội đền Bạch Mã
- Thời gian: Từ ngày mồng 9 đến ngày 10 tháng 2 âm lịch
- Địa điểm: huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Đền Bạch Mã tại Nghệ An (Ảnh: Sưu tầm)
Đền Bạch Mã Nghệ An là một trong 4 ngôi đền linh thiêng bậc nhất. Nơi đây thờ vị anh hùng Phan Đà, người đã có nhiều đóng góp trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm cùng nghĩa quân Lê Lợi. Theo truyền thuyết, vị anh hùng này cũng đã nhiều lần giúp người dân tai qua nạn khỏi, thoát khỏi dịch bệnh, đánh thắng kẻ thù. Vì vậy, hằng năm, lễ hội đền Bạch Mã được tổ chức vừa ghi nhớ công ơn của vị anh hùng này, vừa tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, gắn kết tình cảm của người dân.
6. Lễ hội nổi tiếng ở Nghệ An: Hội Vật Cù Thanh Chương
- Thời gian: Được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán, thường bắt đầu từ mồng Hai, mồng Ba đến hết mồng Bảy tháng Giêng
- Địa điểm: huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An
Lễ hội Vật Cù tại Nghệ An (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội Vật Cù Thanh Chương là một trong các lễ hội truyền thống ở Nghệ An. Vào những ngày đầu xuân năm mới, khi nghe âm thanh của tiếng trống hội, người dân xứ Nghệ lại nô nức rủ nhau đi xem hội vật. Lễ hội này đã có từ rất lâu đời, ban đầu mục đích tuyển chọn những lực sĩ khỏe mạnh để đầu quân cho tướng Phan Đàn.
Ngày nay, lễ hội được tổ chức nhằm giúp cho người dân tham gia rèn luyện sức khỏe, giữ gìn nét văn hóa truyền thống của địa phương. Trò vật cù thường được tổ chức trên một khoảng sân lớn, những thanh niên trai tráng sẽ được chia làm 2 bên, cởi trần, đóng khố. Có 3 hình thức chơi phổ biến đó là cù gôn, cù đẩy và cù nước.
7. Lễ hội ở Nghệ An hấp dẫn - Lễ hội du lịch Cửa Lò
- Thời gian: Ngày 30/4 và 1/5 dương lịch hằng năm
- Địa điểm: Thị xã Cửa Lò, Nghệ An
Lễ hội du lịch Cửa Lò là một trong những lễ hội ở Nghệ An được tổ chức quy mô nhất (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu có dịp du lịch Cửa Lò Nghệ An vào ngày 30/4 hoặc 1/5, du khách nhất định không thể bỏ lỡ lễ hội du lịch vô cùng độc đáo tại đây. Đây là hoạt động mở đầu cho mùa du lịch biển tại Cửa Lò nên thu hút rất đông khách du lịch và người dân địa phương tham gia. Phần lễ thường được tổ chức bao gồm lễ khai quang, lễ yết cáo… Phần hội sẽ bao gồm các hoạt động văn nghệ, thể thao.
Đến với Cửa Lò, du khách có thể lựa chọn nghỉ dưỡng tại Melia Vinpearl Cua Hoi Beach Resort. Khu nghỉ dưỡng gần với khu vực diễn ra lễ hội, đồng thời sở hữu nhiều tiện ích, dịch vụ đạt chuẩn 5 sao, đáp ứng mọi nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.
Melia Vinpearl Cua Hoi Beach Resort với bãi biển nguyên sơ hứa hẹn mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách
8. Lễ hội đền Hoàng Mười - Lễ hội tại Nghệ An
- Thời gian: Mồng 9 – mồng 10 tháng 10 âm lịch hằng năm
- Địa điểm: xã Hưng Thịnh, thuộc huyện Hưng Nguyên, Nghệ An
Đền Ông Hoàng Mười tại Nghệ An (Ảnh: VnExpress)
Lễ hội đền Ông Hoàng Mười Nghệ An được hình thành từ thế kỷ XVII, đây là lễ hội ở Nghệ An nổi tiếng, được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công đức của quan Hoàng Mười. Quy mô của lễ hội rất lớn với các nghi lễ như: lễ rước, lễ yết cáo, lễ đại tế, lễ rước sắc. Lễ hội này thu hút đông đảo du khách, kèm theo đó là khoảng 400 – 500 nhóm đến hoạt động tín ngưỡng. Lễ hội không chỉ giúp người dân gắn kết mà còn là thời điểm để bày tỏ những ước muốn, khát vọng của mình với thần linh.
9. Lễ hội đền Chín Gian
- Thời gian: Từ ngày 13 – 15 tháng 2 âm lịch
- Địa điểm: Đền Chín Gian, thuộc địa phận xã Châu Kim, huyện Quế Phong, Nghệ An
Đến Chín Gian – nơi có 4 con trâu quỳ gối độc đáo ở xứ Nghệ (Ảnh: VietNamNet)
Lễ hội đền Chín Gian là một trong những tín ngưỡng tâm linh độc đáo của đồng bào người Thái vùng Phủ Quỳ, Nghệ An. Điểm độc đáo của lễ hội này là hoạt động hiến trâu. Người dân sẽ đưa một con trâu cái trắng, được xem là vật lễ cúng tế linh thiêng nhất. Sau khi trâu được đưa xuống tắm ở bến Quan sẽ tiến hành nghi lễ chém trâu, sau đó thịt trâu sẽ được đặt ở bậc sạp cao nhất trong đền. Sau khi bà mo làm lễ nạp trâu 3 ngày 3 đêm thì phần thịt sẽ được đem chia ra, nấu lên cho dân làng cùng thưởng thức.
10. Lễ hội đền Vua Mai - Lễ hội Nghệ An đặc sắc
- Thời gian: Rằm tháng Giêng âm lịch
- Địa điểm: đền Vua Mai, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Không khí tại lễ hội đền Vua Mai (Ảnh: Sưu tầm)
Lễ hội đền Vua Mai là một trong những lễ hội ở Nghệ An được tổ chức và dịp đầu năm, mở đầu cho các lễ hội khác tại Nghệ An. Tại đây, du khách sẽ được khám phá những bản sắc văn hóa độc đáo của người dân địa phương. Tham gia vào các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội như: lễ rước nước, lễ yết cáo, lễ dâng hương… Bên cạnh đó, lễ hội đền Vua Mai còn có thêm nhiều hoạt động trò chơi hấp dẫn như: đu tiên, chọi gà, kéo co, hội vật…
Tham gia các lễ hội ở Nghệ An, du khách không chỉ được khám phá nét văn hóa độc đáo của người dân địa phương, những phong tục, tập quán bản địa mà còn có cơ hội được biết đến nhiều sản phẩm, món ăn đặc sản của quê hương xứ Nghệ. Hy vọng những chia sẻ về các lễ hội Nghệ An nổi bật ở trên sẽ giúp bạn “bỏ túi” thêm nhiều thông tin và có cơ hội khám phá, trải nghiệm trong các chuyến xê dịch của mình!